Van một chiều máy nén khí là gì? Cấu tạo và Nguyên lý

Van một chiều là một trong những bộ phận quan trọng trong phụ tùng và phụ kiện máy. Hiểu đúng và biết cách lắp đặt van một chiều máy nén khí đúng cách sẽ giúp người dùng ngăn chặn không cho khí hoặc dầu bị dội ngược trên ống dẫn. Cùng khám phá những thông tin như:  vai trò, cách lắp đặt, nguyên lý hoạt động, và cấu tạo,…của van hơi một chiều máy nén khí trong bài viết sau.

Van một chiều là gì?

Van một chiều (Check Valve) là thiết bị cho phép dòng chảy đi qua theo một hướng nhất định và ngăn chặn dòng chảy đi theo hướng ngược lại. Đây là một thiết bị hữu ích khi tự động vận hành dưới tác động lực của dòng chảy. Việc này nhằm tránh các dòng chảy đi ngược lại làm hư hỏng các thiết bị bơm sụt áp hay bị ngắt nguồn một cách đột ngột thì chúng ta cần lắp đặt van một chiều phía trước các thiết bị.

Loại van này còn được ứng dụng rộng rãi trong các công trình công nghiệp như hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống dẫn nguyên vật liệu,… Ngoài ra còn các công trình dân dụng như hệ thống cấp thoát nước trong các tòa nhà văn phòng, chung cư, khách sạn, và trung tâm mua sắm,…

Van một chiều máy nén khí
Van một chiều là gì?

Phân loại và cấu tạo của van 1 chiều

Van 1 chiều được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có những cấu tạo khác nhau. Tìm hiểu về cấu tạo của 1 số loại thông dụng sau:

Van một chiều lá lật (swing check valve)

Được áp dụng nhiều trong các khu công nghiệp hay các hệ thống cấp nước với công suất làm việc cao và liên tục. Có nhiều tên gọi khác nhau như van một chiều cửa lật hay van một chiều cánh lật. Cấu tạo chi tiết được cấu tạo từ các bộ phận chính như: thân van, nắp van, trục van, và đĩa van. Trong đó:

  • Thân van được chế tạo từ những loại kim loại hay hợp kim có khả năng chống chịu oxy hóa cao như gang, đồng, inox,…

  • Nắp van được chế tạo từ chất liệu tương tự như phần thân sử dụng chung với bulong hoặc dạng lắp ren, dễ dàng bảo trì và sửa chữa bên trong thiết bị một cách dễ dàng.

  • Trục van: có độ cứng cao được chế tạo bằng thép không gỉ giúp hoạt động ổn định.

  • Đĩa van: cũng được làm từ những chất liệu chống ăn mòn, oxy hóa như gang, inox. Đĩa van tạo một góc 45 độ khi kết nối với trục, từ đó giúp dòng chảy qua van được lưu thông dễ dàng.

Van một chiều lá lật
Van một chiều lá lật (swing check valve)

***Tìm hiểu thêm: Van áp suất tối thiểu trong máy nén khí là gì?

Van một chiều cánh bướm (Butterfly check valve hay wafer check valve)

Van một chiều cánh bướm có cấu tạo khá đơn giản, cho phép dòng chảy qua theo một chiều nhất định, có khả năng đóng mở tuần hoàn theo dạng cánh bướm một cách độc lập, và đóng mở tuần hoàn khi có sự cố tụt áp nguồn vào hay bị ngắt dòng đột ngột.

Cấu tạo chi tiết của van được cấu thành từ 3 bộ phận chính: thân van, cánh bướm, và lo xo. Trong đó,

  • Phần thân van được đúc nguyên khối từ thép, inox, gang,… nên tạo được độ chắc chắn cao.

  • Phần cánh bướm: chế tạo từ inox, có hình dạng lá lật, phù hợp với nhiều dạng môi trường khác nhau.

  • Phần lò xo: có độ bền và độ đàn hồi cao do được làm từ thép không gỉ, có tác dụng chặn dòng chảy ngược

Van một chiều cánh bướm
Van một chiều cánh bướm (Butterfly check valve hay wafer check valve)

***Tìm hiểu thêm: Van hút máy nén khí và hiện tượng ọc dầu van hút

Van một chiều hơi (Lift check valve)

Van một chiều hơi còn có tên gọi khác là van một chiều chữ ngã, có hình dáng giống của van cầu. Chúng được dùng trong hệ thống hơi, không khí, khí nén, và trên đường hơi có vận tốc dòng chảy cao. Cấu tạo của van một chiều hơi được hình thành từ 4 bộ phận thân van, nắp van, trục van, và đĩa van.

  • Thân van: là phần chịu áp lực chính từ dòng hơi và cũng là nơi chứa các linh kiện bên trong, được đúc nguyên khối từ những kim loại và hợp kim như gang, thép,…

  • Nắp van: có thể tháo lắp thuận tiện dễ dàng sửa chữa và bảo trì các chi tiết bên trong. Nắp van có cùng chất liệu với thân van và kết nối với thân bằng bulong và gioăng kín.

  • Trục van: là bộ phận gắn với nắp van và đĩa van, mỗi trục van đều có lò xo bên trong tạo lực đàn hồi đóng mở van.

  • Đĩa van: là bộ phận tiếp xúc với dòng hơi, ngăn không cho dòng chảy ngược. Đĩa thường được làm từ Inox chịu được áp lực, nhiệt độ cao, chống ăn mòn. Có lò xo gắn với đĩa nhờ áp lực dòng chất để hoạt động đóng mở van.

Van một chiều hơi
Van một chiều hơi (Lift check valve)

***Xem thêm cách kiểm tra van hút trong máy nén khí

Phương thức hoạt động của van một chiều máy nén khí

Về nguyên lý hoạt động thì van hơi một chiều máy nén khí có hoạt động không quá phức tạp. Khi không có dòng chất lỏng (luồng khí) đi qua thì van một chiều sẽ ở trạng thái đóng chịu tác động từ trọng lực hay lò xo.

Ngược lại, khi có dòng chảy (luồng khí) đến miệng van làm thay đổi giá trị áp suất, thì sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu chuyển từ trạng thái đóng sang mở và cho phép đi qua van một cách dễ dàng.

Khi dòng chảy quay về thời điểm có vận tốc bằng 0, cửa xoay của van sẽ quay về vị trí đóng, cửa xoay sẽ bị tác động bởi áp suất cửa ra giúp nó cố định ở vị trí đóng ngăn cho dòng chảy đi ngược lại.

***Tham khảo thêm các sản phẩm máy nén khí Fusheng, máy nén khí trục vít Kobelco uy tín, máy nén khí Nhật, máy nén khí King Power uy tín

Lắp đặt van một chiều máy nén khí

Để đảm bảo cho việc vận hành của cả hệ thống khí nén, đồng thời không gây tốn kém chi phí cho việc lắp đặt thì cách lắp đặt van một chiều đúng vị trí là hết sức quan trọng.

Người ta thường tiến hành lắp van một chiều máy nén khí ở một số vị trí sau:

  • Thực hiện lắp van nén khí một chiều từ thiết bị nén khí vào bồn chứa (bộ phận ống trung chuyển). Khi lắp tại vị trí này thì khí nén sau khi xuống bình chứa sẽ ngăn được dòng khí đi ngược vào trong máy.

  • Thực hiện lắp van tại cửa ra của thiết bị vào bộ phận bồn chứa. Khi lắp van theo vị trí này sẽ ngăn chặn tình trạng khí di chuyển ngược vào lại trong khi máy ngừng hoạt động.

  • Thực hiện lắp bên trong máy nén khí trục vít chống tình trạng tràn dầu hoặc dầu đi ngược với nguyên lý hoạt động của máy.Hơn nữa, việc lắp đặt có thể từ 1-2 chiếc, 5 chiếc van một chiều hoặc nhiều hơn trên 1 thiết bị nén đáp ứng phù hợp với yêu cầu của từng loại công việc khác nhau.

Vị trí van một chiều máy nén khí ở máy nén khí trục vít

***Tìm hiểu thêm van điện từ máy nén khí

Những câu hỏi thường gặp về van hơi một chiều máy nén khí

Van một chiều là dòng van được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng, lựa chọn sản phẩm van một chiều vẫn còn nhiều câu hỏi, thắc mắc từ khách hàng. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất.

Giá van nén khí một chiều là bao nhiêu?

Van hơi một chiều máy nén khí đảm bảo cả hệ thống khí nén vận hành ổn định nhất. Tùy thuộc vào từng thương hiệu và nhà phân phối khác nhau mà mức giá van một chiều sẽ được điều chỉnh. Một số thương hiệu van một chiều máy nén tiêu biểu như Hitachi, Fusheng, Puma,… có mức giá dao động từ 150.000 – 400.000. Hiện nay, van một chiều máy nén khí được chia làm 3 loại với các mức giá khác nhau.

Dưới đây là bảng giá tham khảo một số loại van nén khí một chiều:

STT

Loại van

Giá (VNĐ)

1

Van một chiều loại 1 phân tròn

Khoảng 250.000

2

Van một chiều loại 1 phân vuông

 Khoảng 150.000

3

Van một chiều loại nửa phân

Khoảng 350.000

Các sự cố của van một chiều thường gặp 

  • Van một chiều không hoạt động: tình trạng van không hoạt động có ảnh hưởng lớn từ việc dòng chảy bị di chuyển ngược lại dẫn đến nhiệm vụ chính cho phép lưu chất đi theo một chiều sẽ không được đảm bảo.

  • Van một chiều bị rò rỉ lưu chất: nguyên nhân lớn dẫn đến lưu chất bị rò rỉ có thể xuất phát từ phần gioăng làm kín có bị bào mòn, hư hỏng, việc lắp đặt có phù hợp hay chưa? Nếu chưa tìm được nguyên nhân thì cố gắng kiểm tra vị trí rò rỉ cụ thể ở đâu để tìm phương án thích hợp.

  • Van phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động: khi hoạt động thì van một chiều gây ra tiếng ồn là việc khá bình thường. Nhưng nếu van có tiếng ồn lớn hơn bình thường thì có thể là do chưa lắp đặt van vào hệ thống chắc chắn, chưa siết chặt bu lông và đai ốc còn lỏng lẻo, bị va đập vào nhau gây ra tiếng ồn. Ngoài ra, có thể từ các bộ phận bên trong van (như trục van, đĩa van) bị mài mòn qua thời gian dài sử dụng.

Cách kiểm tra van một chiều trong máy nén khí

Để kiểm tra van một chiều bên trong máy nén khí, thì chúng ta chỉ cần cầm nó lên và thổi khí qua đó. Khi luồng khí được thổi qua một cách dễ dàng thì chứng tỏ van đang hoạt động tốt và ngược lại, nếu luồng khí không qua được thì có nghĩa là van đang hoạt động không tốt.

Cách kiểm tra van một chiều trong máy nén khí

***Tìm hiểu thêm sản phẩm máy nén khí trục vít, máy nén khí trục vít không dầu, máy nén khí không dầu uy tín tại Việt Mỹ

Lời kết 

Trên đây là những thông tin cần thiết và lưu ý khi sử dụng van một chiều máy nén khí. Đây là một thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Nếu bạn cần những thiết bị có khả năng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực của bạn thì có thể tham khảo ngay. Thường xuyên theo dõi xuyên theo dõi chúng tôi để có thêm các thông tin hữu ích nhé!

Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu thông tin và nhận báo giá, hãy liên hệ ngay với Việt Mỹ SG:

– Địa chỉ: Số 13, Đường D12, khu phố Tam Đa, phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

– Đường dây nóng: 0917372757 – 0886683357

– Email: [email protected]