Thiết kế hệ thống khí nén

Thiết kế phòng máy nén cũng giống kiến trúc sư thiết kế những ngôi nhà. Bản thiết kế  chuyên nghiệp sẽ đáp ứng vượt mong đợi về công năng sử dụng tức đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, tính tiện lợi khi sử dụng. Quan trọng hơn cả là gần như không bị thiếu tính năng, như vậy bạn sẽ không cần phá đi làm lại nhờ thừa hưởng kinh nghiệm từ hàng trăm công trình đã được triển khai bởi kĩ thuật viên Khí nén á châu.

Bản thiết kế cũng dùng làm công cụ lập kế hoạch, phương án, đồng thời giám sát quá trình lắp đặt không gây lãng phí trang thiết bị, vật tư.

Thiết kế một hệ thống khí nén gồm hai phần.

Phần 01 : Bao gồm chọn lựa công nghệ nén, thiết bị phù hợp nhu cầu sử dụng / ngân sách của nhà máy bạn. Hay cụ thể tuân theo tiêu chuẩn khí nén mà nhà máy bạn đang áp dụng như ISO 8573-1 Class 0: 2010. Đây là công việc nên được thực hiện bởi những chuyên gia về máy nén khí. Thông thường do đơn vị bán máy nén khsi cung cấp, tuy nhiên giải pháp thường gắn liền thiết bị của bên thiết kế. Bạn có thể sử dụng dịch vụ độc lập cung cấp bởi Khí nén á châu, nhờ đó yếu tố kĩ thuật được đảm bảo với chi phí, chất lượng phù hợp nhất vứi nhu cầu sử dụng của bạn.

Phần 02: Là bản vẽ thiết kế phục vụ triển khai lắp đặt. Riêng phần việc này bạn có thể ủy thác cho nhà thầu cơ điện, thầu hệ thống cứu hỏa, điện nước…Chúng tuân theo một số nguyên tắc có thể dễ dàng trao đổi qua lại giữa các nhà thầu.

Để đảm bảo đồng bộ và thực hiện nhanh chóng bạn nên xử dụng gói thiết kế và lắp đặt đồng bộ từ Khí nén á châu hoặc công ty khí nén tương ứng.

Gói thiết kế chuyên nghiệp

Gói dịch vụ thiết kế, lắp đặt phòng máy nén khí tốt nhất. Giúp bạn tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí nhân sự, chi phí duy trì hệ thống khí nén trong suốt vòng đời của máy nén khí. Ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ cao, yếu tố kĩ thuật đương nhiên được đáp ứng với cấp độ tốt nhất.

Gói thiết kế tiết kiệm

Lắp đặt tiết kiệm chi phí, không gian đảm bảo kĩ thuật căn bản. Bên cạnh về yêu cầu kĩ thuật tối giản là vật tư giá rẻ thay vì ống nhôm, ống kẽm được thay thế bằng ống sắt, ống nhựa. Bình tích và lọc giá rẻ. Chúng mang lại một lợi thế vô cùng lớn về giá thành.

Những tiêu chuẩn cần lắm khi lắp đặt phòng máy

1. Vị trí đặt phòng máy 

Khi chọn điểm đặt phòng máy, cần lựa nơi có độ ẩm thấp, nền nhiệt nằm dưới mức 40°C. Đặc biệt, nói không với những khu vực có nồng độ bụi cao, khả năng lưu thông gió kém.

Thực tế, hầu hết các phòng máy đều được bố trí ở tầng trệt. Điều này vừa tiện cho việc bảo dưỡng cũng như điều chuyển các thiết bị khi cần.

Thiết kế lắp đặt phòng máy

2. Thiết kế đường ống

Đây là chi tiết làm nhiệm vụ điều chuyển thành phẩm đến nơi cần cung ứng. Khi thiết kế hệ thống ống dẫn, cần chú ý đến những điểm quan trọng sau:

lắp đặt máy nén khí
Thiêt kế đường ống
  • Chọn kích cỡ phù hợp, tính toán chặt chẽ dựa trên lưu lượng khí di chuyển trong lòng ống.
  • Tối ưu độ bền bỉ bằng chất liệu đỉnh cao như: nhôm, inox. Không nên dùng ống nhựa vì nguy cơ nứt vỡ rất dễ xảy ra
  • Cần tiết chế tối đa những góc cua. Những chi tiết này sẽ khiến áp lực của khí giảm mạnh qua mỗi lần bẻ góc.
  • Nếu đường dẫn bắt buộc phải thiết kế dài thì hãy chỉnh đường kính ống dẫn để giảm nguy cơ tụt áp.

3. Thiết kế bệ đặt máy

Bệ máy nên được gia cố bằng chất liệu có độ bền cao để tạo thế đứng vững chãi, giảm thiểu sang chấn lên các kết cấu bên trên.

Theo các chuyên gia, cần được thiết kế cao hơn mặt sàn lắp đặt để tiện cho việc bảo dưỡng.

Chính vì vậy, cần lắp đặt thêm bộ phận tản nhiệt. Thành phần tham gia trực tiếp có thể là khí hoặc nước.

Tuy nhiên, điểm chung là cần tích hợp cả ống dẫn và quạt để tối ưu hiệu quả làm mát. Kích cỡ và quy mô thực tế của 2 chi tiết nói trên sẽ thay đổi linh động, tùy từng trường hợp cụ thể.

4. Thiết kế hệ thống xả thải

Bộ phận này không thể thiết kế tùy ý mà cần tuân thủ theo quy định chung. Nên chuẩn bị 1 bồn chứa có dung tích tương thích để quy tụ chất thải theo đơn vị ngày hoặc tuần.

Phía trên mở nắp thoáng để hỗ trợ quá  trình bay hơi. Từ đó, giúp cô đọng lượng dầu thải bên trong và tiết kiệm chi phí khi xử lý.

Ngoài ra, nếu có kinh phí hãy lọc tách dung môi làm mát này bằng thiết bị chuyên dụng. Không chỉ tách dầu với nước, 1 số phiên bản còn có thể làm sạch để tái sử dụng dung môi làm mát nói trên.

5. Thiết kế hệ thống thông gió, làm mát

Hệ thống thông gió

Khi vận hành máy, quá trình sinh nhiệt là điều khó tránh khỏi. Và với sự hỗ trợ của hệ thống thông gió thì nguy cơ này sẽ được loại bỏ,, giúp máy vận hành ổn định.

6.Thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn

Do hệ thống vận hành với áp lực cao nên việc bố trí các linh kiện giúp đảm bảo an toàn, cảnh báo sự cố là thực sự cần thiết. Cụ thể, cần chú ý đến những chi tiết sau:

  • Lắp đặt cửa có tính an toàn cao, độ nhạy tốt
  • Hoàn thiện hệ thống cảnh báo bằng âm thanh, ánh sáng để người sử dụng phản ứng nhanh khi thấy bất thường
  • Xử lý triệt để chất thải của hệ thống, tránh gây hại cho môi trường và nhân công
  • Bố trí thiết bị chống ồn để quá trình vận hành không cản trở các công việc khác của nhà máy.

Những sai lầm khi thiết kế lắp đặt phòng máy

1. Làm mát không đạt yêu cầu

Mô hình làm mát trong nhà máy

Mô hình làm mát trong nhà máy

Nhiều phòng máy nén làm mát gió thậm chí không có thông gió cho máy nén khí 85% lượng điện tiêu thụ của máy nén khí bị chuyển hóa thành nhiệt. Không thông gió đủ cho máy nén khí loại làm mát bằng khí. Đồng nghĩa mùa hè hằng năm máy nén trực chờ cảnh báo nhiệt cao, nó càng thậm tệ hơn với máy nén khí đời mới hiện nay. Đồng thời nền nhiệt cao sẽ tích lũy hư hỏng cho hầu hết các cụm van của máy nén, Nhiệt độ cao cũng làm giảm tuổi thọ dầu và hàng núi những rắc rối liên quan đến nhiệt độ cao.

Không dùng nước mềm cho làm mát. Chắc chắn chi phí sửa chữa, và thay két, cũng như hệ lụy của máy nhiệt cao lớn hơn nhiều chi phí dùng nước mềm.

Chỉ chú trọng làm mát cho máy nén không chú trọng máy sấy. Làm cho việc tách nước vào mùa hè trở nên kém hiệu quả.

2. Bố trí đường ống, thiết bị gây sụt áp

Máy nén áp suất càng cao thì lưu lượng khí nén được càng giảm bố trí thiết bị không tối ưu làm áp suất đầu truyền cao áp suất tại cuối truyền thấp bắt buộc máy nén cần nén với áp suất cao hơn để đáp ứng áp suất làm việc.

Việc này sẽ tiêu tốn lượng điện năng đáng kể với máy nén khí. Nếu bạn muốn tiết kiệm dùng ống nhỏ thì nên bố trí sơ đồ đường ống hình tròn, thay vì bố trí hình xương cá theo cách thông thường.

Chi tiết về sơ đồ và tổn thất áp của các chi tiết được phân tích chi tiết tại bài viết Blog tổn thất áp suất trên đường ống khí nén.

3. Bố trí và kết nối thiết bị không chặn nước

Nước trên đường ống bị ngưng tụ có thể bị dồn về máy nén khí nếu thiết kế lắp đặt đường ống được nối thảng thông thường. nên xử dụng kiểu kết nối ống cỏ ngỗng để tránh hiện tượng này.

4. Chọn công nghệ máy nén thừa, thiếu

Công nghệ máy nén trục vít có dầu giá rẻ, hiệu suất nén cao hơn loại trục vít khô oil free. tương tự máy piston dầu có hiệu suất nén cao hơn piston khô.

5. Chọn vật liệu ống không phù hợp gây

  • Chọn ống khí không phù hợp thường không gây lỗi nghiêm trọng dẫn tới dừng máy nhưng chúng mang lại một số phiền toái và lãng phí điện năng đáng kể.
  • Vật liệu đường ống kẽm ren có kết cấu vững chắc, những lại thường rò rỉ trong quá trình xử dụng.
  • Đường ống nhựa chịu nhiệt sạch sẽ, thi công thuận tiện nhưng thường bị võng, nổ ống trong quá trình xử dụng, không phù hợp với máy nhiệt cao.
  • Ống tuy ô thủy lực lắp đắt nhanh chóng, giá rẻ, linh động hay giòn, nứt ống.
  • Ống nhôm giá thành cao, cần ít giá treo rễ biến dạng, chịu rung, va đập vị trí nối kém hơn ống còn lại.

VIỆT MỸ ĐÃ TRIỄN KHAI THỰC TẾ